Pháp luật chưa đồng bộ, khiến người mua xe trả góp gặp khó khăn

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định những giấy tờ bản sao đã công chứng, chứng thực có giá trị tương đương bản chính, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Ngày 20/07, Cục Quản lý xử lý vi pham hành chính thuộc Bộ Tư pháp đã gửi báo cáo cho Thủ tướng về việc cảnh sát giao thông (CSGT) xử phạt người điều khiển sử dụng bản sao giấy đăng ký xe do bản gốc đã thế chấp ngân hàng. Bộ Tư pháp cho rằng việc xử phạt này sẽ cản trở ước mơ mua xe ô tô trả góp của nhiều người cũng như tác động xấu đến hoạt động kinh tế đất nước.


Theo ông Đặng Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi pham hành chính, có khoảng 1.3 triệu ô tô đang thế chấp tại ngân hàng bằng hình thức này. Đồng thời, kể từ đầu tháng 7/2017, Bộ đã ghi nhận nhiều ý kiến đề nghị giải đáp thắc mắc về vấn đề trên cho các chủ xe. Phía Ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng kiến nghị cần có phương án giải quyết sớm nhằm đảm bảo hoạt động tài chính của họ.

Vào đầu tháng 07/2017, tình trạng các chủ xe bị phạt vì không mang theo giấy tờ xe với lý do thế chấp ngân hàng diễn ra ngày càng nhiều. Sự việc gây lo lắng hơn cho nhiều chủ xe trả góp khi Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) ra công văn về việc xử lý nghiêm các trường hợp không mang theo giấy tờ xe.

Cục CSGT cũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước từng có văn bản chỉ đạo các ngân hàng sau khi làm hợp đồng vay, thế chấp tài sản phải giao lại bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông cho chủ xe, căn cứ Nghị định 163/2006 (được sửa đổi bởi Nghị định 11/2012). Theo đó, chủ xe sử dụng bản photocopy đăng ký xe có dấu xác nhận của ngân hàng sẽ không được chấp nhận và sẽ bị CSGT xử phạt lỗi không có giấy tờ xe với mức 300.000 – 400.000 đồng.

Trong khi đó, theo ông Đặng Thanh Sơn, Nghị định 163/2006 cho phép bên nhận thế chấp giữ bản gốc của tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển,… và Ngân hàng, tổ chức tín dụng có quyền giữ giấy tờ liên quan đến tài sản khi nhận thế chấp, căn cứ Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định những giấy tờ bản sao đã công chứng, chứng thực có giá trị tương đương bản chính, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Còn Luật Giao thông đường bộ lại quy định, người lái xe phải mang theo giấy tờ, đăng ký xe khi tham gia giao thông.

Theo ông Sơn, quy định của cả hai cơ quan nhà nước đều đúng khi việc xử phạt của CSGT là có căn cứ và yêu cầu của ngân hàng khi giữ bản gốc đăng ký xe nhằm tránh rủi ro, phát sinh nợ xấu cũng xuất phát từ thực tiễn. Do đó, việc người dân muốn tuân thủ cả hai quy định là rất khó.

Cục trưởng hy vọng Chính phủ sẽ sớm có phương án giải quyết vấn đề này nhằm giảm lo lắng cho các chủ xe. Đặc biệt, sự việc được giải quyết sẽ thúc đẩy việc mua bán xe hơi nhằm tác động tích cực đến hoạt động tài chính, kinh tế đất nước.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *